
Khi người bệnh động kinh lên cơn co giật mà không có các biện pháp can thiệp sẽ rất nguy hiểm. Bài viết chia sẻ cách nhận biết kịp thời cơn động kinh sớm nhất.
Tìm hiểu về cơn động kinh
Cơn động kinh là biểu hiện nguy hiểm của bệnh động kinh. Khi lên cơn động kinh thì sẽ tùy từng loại, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau như co giật một phần cơ thể, thị giác bất thường, cảm giác lo lắng, khó chịu ở vùng dạ dày hoặc chóng mặt, lú lẫn, co giật, nhìn chằm chằm và mắt có thể cuộn lên trên…
Cơn động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn, người cao tuổi.. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy số người cao tuổi mắc bệnh động kinh ngày càng cao, thống kê cho thấy người sau 60 tuổi bị động kinh chiếm tỷ lệ khoảng 25%. Động kinh là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến hội chứng tử vong đột ngột không dự đoán trước.
Khoảng 60-75% các trường hợp không biết được nguyên nhân của cơn động kinh. Các trường hợp còn lại có thể do các nguyên nhân sau: Tổn thương não trong bào thai, chấn thương lúc sinh (do thiếu oxygen), ngộ độc thực phẩm, chấn thương não, tai biến mạch máu não, di truyền…
-
Cách nhận biết kịp thời động kinh
- Cơn động kinh cục bộ: cơn cục bộ phức tạp và cơn cục bộ đơn giản là 2 dạng cơn động kinh cục bộ thường xảy ra nhiều nhất đối với cơ thể người bệnh.
+ Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Ở trường hợp này thì tình trạng bệnh của người động kinh vẫn còn chưa nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ có một số cảm giác bất thường như co giật một bộ phận nào đó của cơ thể, khứu giác, thị giác, vị giác có cảm giác lạ. Người bệnh thường trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, chóng mặt, khó chịu ở vùng dạ dày.
+ Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Bệnh nhân không biết được cơn động kinh đang xảy ra, và trông họ rất lú lẫn. Người bệnh có thể có các hành vi bất thường như xoa tay, xoa đầu, đi qua đi lại và sau khi tỉnh cơn không thể nhớ mình đã có những hành động như thế này.
- Các cơn động kinh toàn thể: Cơn vắng ý thức và cơn co cứng – co giật toàn thể là 2 dạng cơn động kinh chúng ta thường gặp nhiều nhất
+ Cơn vắng ý thức: Trong trường hợ này bệnh nhân thường nhìn chằm chằm lên trần nhà rất lâu. Lúc này người bệnh sẽ bị mất ý thức trong khoảng từ 5 đến 10 giây. Khi cơn động kinh qua đi người bệnh cũng sẽ không nhớ về những gì vừa xảy ra lúc trước. Cơn vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em và biến mất ở tuổi thiếu niên. Chúng hiếm khi gặp ở người lớn.
+ Cơn co cứng- co giật toàn thể: Người bệnh thường phát ra tiếng kêu ngắn, mất ý thức trong cơn và ngã xuống sàn. Các cơ sẽ co cứng và tay chân sẽ co giật. Bệnh nhân có thể bị tiểu dầm.
Nếu cơn động kinh kéo dài 5 phút hay hơn, hay có nhiều cơn động kinh và bệnh nhân không hồi phục đầy đủ giữa các cơn động kinh thì cần phải được xử trí cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân hay để lại di chứng lâu dài. Sau cơn động kinh thì người bệnh có thể hồi phục lại ngay hay có thể cảm thấy mệt mỏi, lú lẫn hay rối loạn định hướng mà kéo dài vài phút, vài giờ hay thậm chí vài ngày sau đó bệnh nhân từ từ tỉnh lại.