Sức Khỏe

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

Không nhiều nhân viên công sở biết rằng việc ngồi lâu làm việc liên tục trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm. Cùng điểm danh những bệnh dân văn phòng thường gặp phải do ngồi lâu qua bài viết sau đây.

Một nghiên cứu mới đây của Australia cho thấy, 40% những người ngồi trên 6 giờ một ngày như dân văn phòng, dù thường xuyên tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống tốt thì so với những người chỉ ngồi 3 tiếng vẫn có khả năng chết sớm trong vòng 15 năm.

Dân văn phòng tưởng nhàn nhã khi được ngồi điều hòa cả ngày ấy thế mà cũng chính vì ngồi nhiều mà có thể gặp nguy cơ mắc một số bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hiệu quả làm việc, chất lượng cuộc sống. Các bệnh dân văn phòng thường gặp do ngồi lâu bao gồm:

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

1. Bệnh về tiêu hóa

Ngồi lâu, cơ thể dân văn phòng thiếu vận động sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm. Cứ thế lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thậm chí mất ngủ và hay táo bón hoặc ỉa chảy do viêm dạ dày ruột, viêm tụy, sa trực tràng… Nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy yếu.

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

Dân văn phòng cần điều chỉnh chế độ ăn uống cân đối và hợp lý. Thành phần thức ăn trong bữa phải có đủ các chất: đạm, đường, mỡ, phải có chất xơ để chống táo bón. Hạn chế dùng các chất kích thích như chua, cay, dấm, ớt, hạn chế rượu bia và các nước có ga.

2. Ngồi lâu gây ảnh hưởng đến lưu thông máu

Khi ngồi một chỗ suốt 8 giờ mỗi ngày, chỉ đối mặt với máy tính, bàn làm việc, tủ tài liệu trong phòng làm việc thì chỉ số stress tăng cao, lượng LDL Cholesterol trong máu tăng, gây tắc nghẽn mạch máu… Tất cả triệu chứng trên đều dẫn đến căn bệnh béo phì, đặc biệt là nguy cơ tăng kích cỡ vòng 2 đối với chị em phụ nữ.

Các chị em làm văn phòng ngoài 30 tuổi thường xuất hiện những dấu hiệu như rụng tóc, da nám xạm, bốc hỏa, đổ mồ hôi, hay cáu gắt, khô hạn đều phản ánh sự bất bình thường đấy là những dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe phụ nữ trên 30 tuổi hãy tham khảo để biết thêm về vấn đề nội tiết tố trong cơ thể mà chị em cần đặc biệt lưu tâm nếu muốn khỏe đẹp.

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

Ngồi lâu một chỗ cũng khiến cơ bắp đốt cháy ít chất béo và lưu thông máu chậm chạp hơn, tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, axit béo dễ dàng làm tắc nghẽn tim, dẫn đến bệnh tim mạch, có thể gây đột quỵ.

Viện Y tế Mỹ khuyến cáo các nhân viên văn phòng nên sử dụng một chiếc ghế làm việc thương hiệu Hòa Phát có bánh xe, có 5 chân để dễ dàng di chuyển và có thể giảm thiểu rủi ro bệnh tật. Đồng thời khuyến cáo việc điều chỉnh chiều cao, độ ngả lưng rất cần thiết và mua một chiếc ghế xoay có tay vịn là lựa chọn thông minh.

3. Béo phì, béo bụng

Khi ngồi một chỗ suốt 8 giờ mỗi ngày, chỉ đối mặt với máy tính, bàn làm việc, tủ tài liệu trong phòng làm việc thì chỉ số stress tăng cao, lượng LDL Cholesterol trong máu tăng, gây tắc nghẽn mạch máu… Tất cả triệu chứng trên đều dẫn đến căn bệnh béo phì, đặc biệt là nguy cơ tăng kích cỡ vòng 2 đối với chị em phụ nữ.

Béo phì, nhất là béo bụng, không chỉ gây mất thẩm mỹ, trở ngại trong sinh hoạt mà hậu quả trực tiếp của béo phì là bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, gout

Béo phì có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, nguy cơ vô sinh cao ở phụ nữ. Ở nam giới, dễ bị rối loạn chức năng cương dương, yếu sinh lý và số lượng tinh trùng thấp,…

Một nghiên cứu của Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và liên quan đến việc chức năng kinh nguyệt bị rối loạn, làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai.

4. Ngồi lâu gây tổn thương vùng đầu, cổ, cột sống

Đau lưng là một trong những chứng bệnh thường gặp, gây ra bởi các hoạt động bình thường như ngồi trên chiếc ghế văn phòng quá lâu, ngồi không đúng cách. Bên cạnh đó, rất nhiều nhân viên văn phòng do thói quen ngồi lâu một chỗ hàng giờ liền đã mắc phải các tổn thương vùng cổ như đau cổ, mỏi cổ, cổ không linh hoạt, đau vai, thần kinh vai gáy, chuột rút cơ gáy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… Công việc ít vận động có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống. Những chứng bệnh đau lưng, đau vai, thoát vị đĩa đệm… sinh ra do ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài rất nguy hiểm.

6. Ngồi lâu khiến tim suy yếu

Ngồi liên tục khiến quá trình vận động dừng lại tại một số nơi trên cơ thể, khả năng đốt cháy calo cũng sẽ suy giảm. Sau hai giờ tập trung làm việc tại chỗ, lượng Cholesterol tốt cho cơ thể giảm 20%. Nếu chạy theo công việc suốt 24 tiếng đồng hồ, lượng Insulin trong cơ thể bạn sẽ giảm, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

Theo các chuyên gia, giải pháp tốt nhất là bạn không nên ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại, bởi khi đứng có thể đốt cháy calo nhiều gấp ba lần so với khi ngồi. Khi đứng, các cơ co thắt, và dường như kích hoạt các tiến trình quan trọng liên quan đến sự phân hủy của chất béo và đường. Khi bạn ngồi xuống, sự co thắt cơ bắp chấm dứt và các quá trình này bị ngừng.

7. Bệnh xương khớp

Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống

Ở tư thế ngồi, trọng lượng của nửa người trên dồn về cột sống và điểm chịu áp lực lớn nhất là đốt sống thắt lưng, lưng, cổ. Vì thế, nhiều nhân viên văn phòng hay bị đau mỏi cơ vai gáy, thắt lưng, chuột rút ở các cơ vai gáy thậm chí đau đầu hoa mắt. Đặc biệt là khi vừa đánh máy vừa nghe điện thoại, điện thoại kẹp vào cổ và vai, hai tay đánh máy là một tư thế cực kỳ bất lợi, dễ gây hiện tượng đau vai gáy.

Bên cạnh đó, khi vùng đốt sống bị tỳ đè nhiều sẽ làm tăng áp lực, đẩy lồi các đĩa đệm ra làm tổ chức đệm phù nề, lâu ngày gây xơ hóa, chèn ép các rễ thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa: thường đau một bên, lan từ mông xuống kheo, xuống cẳng chân.

Tập thể dục thể thao hợp lý là một cách hiệu quả phòng bệnh. Những người bị thoát vị đĩa đệm nên chọn bơi lội là hợp lý nhất. Bệnh ở mức độ nhẹ thì điều trị bằng thuốc giảm đau, kết hợp vật lý trị liệu. Nặng thì phải mổ để giải phóng chèn ép.

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

Bệnh gout

Gặp nhiều ở nam hơn nữ, người bệnh thấy đau nhức nhiều khi nghỉ ngơi, đau tăng khi hoạt động. Nguyên nhân là do tăng axit uric trong máu, axit này thường bị lắng đọng ở ngón cái, ngón út và gót.
Đề phòng bệnh cần ăn kiêng các loại thịt đỏ, thịt chó, lòng lợn tiết canh cộng với rượu bia. Đồng thời uống nhiều nước và tập vận động hợp lý để cơ thể thanh lọc tốt.

Loãng xương

Loãng xương là hội chứng xương yếu, giòn và dễ gãy dù chỉ bị ngã hoặc va quệt nhẹ. Nguyên do xương bị mất khoáng chất, nhất là canxi. Thực tế, do ngồi nhiều và ít vận động, xương mất vôi, xương giòn dễ gãy, dẫn tới thoái hóa xương, thoái hóa cột sống thường gặp nhất.

Xương bắt đầu suy giảm mật độ khi bước vào độ tuổi 35. Khi đó, nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung canxi cần thiết và có những biện pháp phòng ngừa thích hợp khác, lượng canxi dự trữ trong xương sẽ suy giảm dần, dẫn tới tình trạng mất xương và gây ra loãng xương sau đó. Khi đã bị loãng xương thì nguy cơ gãy xương hoàn toàn có thể xảy ra.

8. Bệnh hệ tiết niệu

Nhân viên văn phòng ngồi nhiều nước tiểu lắng đọng do ít vận động. Vì thế, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục hoặc sỏi đường tiết niệu ở nhân viên văn phòng là bệnh hay gặp. Trong khi đó, viêm nhiễm là tiền đề của việc sinh sỏi.

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

Vì thế để phòng bệnh, cần thường xuyên vệ sinh đường tiết niệu sinh dục, uống nhiều nước, chọn môn thể dục thích hợp để luyện tập thường xuyên. Khi có viêm nhiễm hoặc có sỏi thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để chọn phương pháp điều trị thích hợp

9. Bệnh tiểu đường

Ngồi liên tục khiến quá trình vận động dừng lại tại một số nơi trên cơ thể, khả năng đốt cháy calo cũng sẽ suy giảm. Sau hai giờ tập trung làm việc tại chỗ, lượng Cholesterol tốt cho cơ thể giảm 20%. Nếu chạy theo công việc suốt 24 tiếng đồng hồ, lượng Insulin trong cơ thể bạn sẽ giảm, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Góc giải đáp: Ngồi lâu tại văn phòng dễ mắc bệnh gì?

 

Theo các chuyên gia, giải pháp tốt nhất là bạn không nên ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại, bởi khi đứng có thể đốt cháy calo nhiều gấp ba lần so với khi ngồi. Khi đứng, các cơ co thắt, và dường như kích hoạt các tiến trình quan trọng liên quan đến sự phân hủy của chất béo và đường. Khi bạn ngồi xuống, sự co thắt cơ bắp chấm dứt và các quá trình này bị ngừng.

10. Bệnh trĩ

Theo PGS – TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyên Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng học Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 30% – 50% dân số mắc bệnh trĩ, trong đó nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ khá lớn.

Nguyên nhân là trong 8 – 10 tiếng ở công sở, dân văn phòng thường có thói quen đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động, do đó gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và dẫn đến táo bón, lâu dần hình thành bệnh trĩ. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như: ăn uống thiếu lành mạnh, nhiều thịt ít rau, uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích…

 

Tuy đây không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, thậm chí gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…

Kết luận: Có thể thấy ngồi nhiều gây nhiều hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe của nhân viên văn phòng. Lời khuyên dành cho dân văn phòng là nên thường xuyên vận động, đi lại ở nơi làm việc, có chế độ ăn hợp lý để đẩy lùi nguy cơ mắc các căn bệnh trên nhé!

 

 
 
0/5 (0 Reviews)
Back to top button