Cuộc Sống

Hướng dẫn “chăm sóc” tủ lạnh đúng cách

Tủ lạnh là vật dụng quan trong trong nhà bếp, là nơi cất giữ và bảo quản đồ ăn thức uống cho gia đình bạn. Nếu muốn gia đình mình có một sức khỏe tốt, bạn cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho thiết bị này. Dưới đây chúng tôi xin chia một vài kinh nghiệm về việc vệ sinh tủ lạnh, chắc  chắn sẽ hữu ích với các chị em.Hướng dẫn “chăm sóc” tủ lạnh đúng cách

Lưu ý khi vệ sinh tủ lạnh

–    Lấy toàn bộ đồ trong tủ lạnh ra ngoài trước khi vệ sinh tủ lạnh.

–    Dùng bàn chải đánh răng hoặc khăn cotton mềm để không làm trầy xước tủ lạnh.

–    Dùng nước dấm hoặc nước xà bông ấm pha cồn để lau bề mặt tủ lạnh.

–    Sau khi lau sạch tủ lạnh 1 lượt, bạn nên lau lại 1 lần nữa bằng nước ấm. Bạn có thể để khô tự nhiên hoặc dùng khăn khô lau qua tủ lạnh 1 lần trước khi sử dụng lại.

–    Với loại tủ đóng tuyết, hãy xịt vào tủ một ít cồn hoặc dầu thực vật để lần sau rã đông dễ dàng hơn.

–    Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh. Sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước…để cọ rửa). Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm… làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ). Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.

Góc chia sẻ:

  • Vest cho cô nàng công sở sành điệu
  • Những chiếc bồn tắm đang “gây sốt” mùa hè 2016 này
  • Mẹo giữ cơ thể mát mẻ trong ngày hè

Hướng dẫn “chăm sóc” tủ lạnh đúng cách

Cách khử mùi hôi tủ lạnh

–    Bạn có thể tận dụng mùi thơm của vỏ cam, quýt để khử mùi hôi của tủ bằng cách sử dụng những loại vỏ này để bỏ vào một số nơi trong tủ lạnh.

–    Lấy than củi nghiền nhỏ, bọc vào túi vải để trong tủ lạnh để hút những mùi khó chịu trong tủ lạnh.

–    Đặt một chai dấm mở nắp trong tủ lạnh, một vài ngày sau mùi hôi của tủ sẽ hết.

–    Vụn bánh mì, bã cà phê, quế cũng có tác dụng khử mùi hôi của tủ.

Hướng dẫn “chăm sóc” tủ lạnh đúng cách

Sử dụng vỏ cam để khử mùi hôi tủ lạnh hiệu quả

Chú ý trong việc lưu giữ thực phẩm

–    Các loại thực phẩm nên để riêng trong hộp kín, tránh hiện tượng bị ám mùi của các thực phẩm khác.

–    Với các thực phẩm có nhiều mùi đặc trưng như thịt, cá, tỏi, mít, sầu riêng,… bạn nên bọc kín bằng tùi nilon, hộp nhựa, màng bọc thực phẩm,…

–    Lập tức lau sạch tủ khi thức ăn vừa mới đổ ra tủ, tránh tình trạng tích tụ thành mùi.

–    Không nên để rau củ khi còn ướt vào tủ vì rất dễ bị hỏng, gây mùi khó chịu.

Bảo quản tủ lạnh

–    Khoảng 2 tuần hoạt động liên tục, bạn nên để tủ lạnh nghỉ ngơi khoảng 15-30 phút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF). Sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.

–    Sau một tuần, bạn nên vệ sinh tủ theo tuần tự: Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra. Đưa các thực phẩm dự trữ ra khỏi khay, giá đỡ của tủ lạnh. Đối với tủ làm lạnh trực tiếp, bạn cần phá tuyết trên giàn lạnh bằng cách mở tủ lạnh để tuyết tan. Sau đó vệ sinh tủ lạnh băng khăn bông sạch như trên đã hướng dẫn.

–    Giảm tiêu hao điện năng của tủ lạnh: Bạn không nên mở cửa tủ nhiều lần và thời gian mở cửa tủ lâu nếu như không cần thiết. Không để thức ăn còn quá nóng trong tủ. Không chứa quá nhiều thực phẩm đồng thời không che kín các giá để thực phẩm trong tủ.

–    Kéo dài tuổi thọ của tủ: Đặt tủ ở nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió, đặt cách tường khoảng 10cm để đảm bảo lưu thông làm mát dàn. Không dùng giấy vải, phủ kín dàn ngưng dàn nóng. Các chất lỏng bảo quản trong hộp có nắp đậy kín để chống bay hơi làm tăng  nhanh lớp tuyết tan bám trên giàn lạnh. Không để trong tủ các chất axit -bazo gay ăn mòn tủ (đặc biệt các chất cháy nổ tủ lạnh làm bằng nhôm dẫn đến mất ga). Khi mở của tủ không để luồng gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.

Xử lý những hư hỏng thường gặp của tủ lạnh:

Trong quá trình hoạt động, tủ lạnh thường hay mắc phải những hỏng hóc nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần gọi thợ đến sửa vì bạn cũng có thể tự mình xử lý được.

–    Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc.

–    Tủ không lạnh: Khi để thực phẩm quá nhiều trong tủ, tủ sẽ xảy ra hiện tượng này, vị trí núm công tắc rơ – le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn.

–    Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay được: Trong trường hợp này bạn hãy kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ có bị đứt không hay kiểm tra lại công tắc quạt.

–    Hệ thống bánh răng của của bộ định giờ xả tuyết bị hỏng, tiếp xúc không tốt: Chúng ta kiểm tra lại, nếu không quay thì nên thay mới.

–    Tiếp điểm của rơ-le xả tuyết không tốt hoặc lắp không chính xác: Chúng ta kiểm tra lại, phải để mặt có nhôm áp sát vào dàn lạnh.

–    Khi khởi động hay tắt tủ nghe tiếng kêu: Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button